kế toán Thiên ưng
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN IQ chuyên dạy học thực hành kế toán thuế tổng hợp trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK, Excel, Misa. Là một địa chỉ học kế toán tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM

Cách tính lương làm tăng ca thêm giờ năm 2022

Hướng dẫn cách tính lương làm tăng ca ban đêm; Cách tính lương làm thêm giờ ngày chủ nhật, ngày nghỉ, ngày lễ tết năm 2022 mới nhất theo Bộ luật lao động.

Trước tiên các bạn cần phải xác định được: Thời gian làm việc bình thường; Thời gian làm thêm giờ; Giờ làm việc ca đêm được tính từ mấy giờ…

Căn cứ theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Bộ Chính phủ quy định cụ thể như sau:
——————————————————————————

I. Hình thức trả lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:

a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương
tuần được trả cho một tuần làm việc.
    Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương
ngày được trả cho một ngày làm việc.
  Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho
số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.
    Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương
giờ được trả cho một giờ làm việc.
    Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.

b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

———————————————————————————-

II. Cách tính lương làm thêm giờ:

– Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

– Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ  làm thêm

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường xác định như sau:
– Được xác định bằng tiền
lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

b) Các mức 150% hoặc 200% hoặc 300% xác định như sau:
Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

 

Ngày Nghỉ hằng tuần:1.

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân
01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần
vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần

trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

(Theo điều 111 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14)
—————————————————————-

Như vậy:

– Nếu làm thêm giờ vào ngày thường:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x  150% x Số giờ làm thêm

– Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x  200% x Số giờ làm thêm

– Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x  300% x Số giờ làm thêm
——————————————————————–

Ví dụ 1: Công ty Kế toán IQ  ký hợp đồng lao động trả lương cứng cho nhân viên A là 5.000.000/tháng (Phụ cấp ăn trưa: 730.000; Điện thoại: 500.000).
Thời gian làm việc công ty quy định:
– Sáng 8h – 12h; Chiều 14h – 18h;
– Làm từ thứ 2 – thứ 7, nghỉ chủ nhật
(đúng quy định, không quá 8h/1 ngày và 48h/1 tuần).
– Giả dụ trong tháng 4/2022 có 30 ngày trừ đi 4 ngày chủ nhật =
26 ngày làm việc bình thường
    (Ngày làm việc bình thường trong thángdo DN lựa chọn theo quy định pháp luật. Ví dụ Tháng 2 có 28 ngày trừ đi 4 ngày chủ nhật = 24. Ví dụ tháng 3 có 31 ngày trừ đi 4 ngày chủ nhật = 27 ngày làm việc bình thường).

– Trong tháng 4/2022 nhân viên A đi đi làm đủ 26 ngày công và có làm thêm các ngày như sau:
– Ngày 1/4 (thứ 6): Làm thêm giờ từ 18h – 20h (2h)
– Ngày 3/4 (chủ nhật): Làm thêm giờ từ 8h – 12h (4h)
– Ngày 10/4 (chủ nhật và cũng là ngày giổ tổ vua Hùng 10/3 âm lịch -> được nghỉ hưởng lương): Làm thêm giờ từ 8h – 12h (4h).

Cách tính lương làm thêm giờ tăng ca cho nhân viên A tháng 4/2022 như sau:

– Tiền lương ngày thực trả của ngày làm việc bình thường:

= 5.000.000 / 26 ngày = 192.308 đ/ngày
– Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường:
= 192.308 / 8h = 24.038 đ/ giờ.
-> Tiền lương thêm giờ ngày bình thường (Ngày 1/4, thứ 6):
24.038 x 150% x 2h = 72.115
-> Tiền lương thêm giờ ngày nghỉ hàng tuần (Ngày 3/4, chủ nhật):
24.038 x 200% x 4h = 192.304
-> Tiền lương thêm giờ ngày nghỉ lễ (Ngày 10/4, chủ nhật):
24.038 x 300% x 4h = 288.456

Lưu ý: Vì nhân A đi làm vào ngày nghỉ có hưởng lương (là ngày giổ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch) -> Nên vẫn sẽ được hưởng nguyên lương ngày này, cụ thể là 192.308đ và cộng thêm số tiền lương làm thêm giờ là 288.456đ.

– Giả sử trong tháng nhân viên đi làm đủ 26 ngày công (được hưởng toàn bộ 5.000.000 và trong đây cũng đã bao gồm tiền lương của ngày nghỉ được hưởng nguyên lương là ngày 10/3)
=> Tổng lương nhân viên A tháng 4/2021 nhận được:

5.000.000 + 72.115 + 192.304 + 288.456 = 5.552.875

 

——————————————————————–
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:– Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:
– Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;
– Mức ít nhất bằng
200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
– Mức ít nhất bằng
300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

—————————————————————

3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.
– Trường hợp làm thêm giờ vào
ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

 

—————————————————————

III. Cách tính lương làm việc vào ban đêm:

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. (Theo điều 106 Luật lao động)

Ví dụ: Nhân viên A không đi làm ca ngày mà đi làm từ 22h – 6h -> Đây là làm việc ca đêm (Không phải là thêm giờ ca đêm)

Tiền lương làm việc vào ban đêm theo khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được tính theo công thức sau:

1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:
– Tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = { Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% } x Số giờ làm việc vào ban đêm

Trong đó:
– Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo quy định trên điểm 1 phần II nêu trên.

Ví dụ 2: Tiếp theo ví dụ 1 bên trên:
– Nhân viên A đi làm vào ngày 2/4 (thứ 7, ngày bình thường) từ 22h – 6h sáng.
– Ca ngày nhân viên A không đi làm (không quá 8h/1 ngày, không phải làm thêm giờ -> Đây là làm việc ca đêm)

-> Tiền lương làm việc ban đêm ngày bình thường:

= (24.038 + 24.038 x 30%) x 8h = (24.038 + 7.211) x 8h = 249.992
—————————————————————————————–

2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
– Tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = { Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường + Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% } x Số sản phẩm làm vào ban đêm

 

————————————————————————

IV. Cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm:

– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được hưởng tiền lương tính theo công thức sau:

1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

– Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = { Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương } x Số giờ làm thêm vào ban đêm

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm 1 phần II bên trên;

b) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
b1) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính:
– ít nhất
bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
– ít nhất
bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);

  b2) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;

  b3) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường. 

Như vậy: Cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm như sau:
– Giả sử ta đặt “Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường” là
N, thì công thức tính lương làm thêm giờ  như sau:1. Nếu trước khi làm việc thêm giờ vào ban đêm mà người lao động đó

KHÔNG làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó:
= (150%N + 30%N + (20% x (100%N))) x Số giờ làm thêm
=
(200%N) x Số giờ làm thêm.2. Nếu trước khi làm việc thêm giờ vào ban đêm mà người lao động đó làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó:
= (150%N + 30%N + (20% x (150%N))) x Số giờ làm thêm
=
(210%N) x Số giờ làm thêm.

3. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm các ngày nghỉ hàng tuần:
= (200%N + 30%N + (20% x (200%N))) x Số giờ làm thêm
=
(270%N) x Số giờ làm thêm.

4. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm các ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:
= (300%N + 30%N + (20% x (300%N))) x Số giờ làm thêm
=
(390%N) x Số giờ làm thêm.
  => Ngoài tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được nhận là 390% thì người lao động còn được nhận thêm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đó nữa nhé.

——————————————————————-

2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

– Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = { Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% + Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương } x Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm

Trong đó, đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

a) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính:
– ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
– ít nhất
bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);

b) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;

c) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

———————————————————————————

Chi phí tiền làm thêm giờ được trả cao hơn quy định có được đưa vào chi phí:

Theo Công văn 2323/TCT-CS ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Tổng cục thuế

“Căn cứ quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp do nguyên nhân khách quan phải làm thêm giờ thì Cục Thuế phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để xem xét tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
Trường hợp vì các lý do chính đáng doanh nghiệp 
phải tăng thời gian làm thêm giờ thì khoản chi phí làm thêm giờ doanh nghiệp thực chi trả cho người lao động và có đủ chứng từ theo quy định tại các văn bản về thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Công văn  41766/CT-HTr ngày 26/06/2015 của cục thuế TP Hà Nội

“Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty linh kiện điện tử SEI Việt Nam do nguyên nhân khách quan và có lý do chính đáng (đã báo cáo Sở LĐTB và XH) phải 
làm thêm giờ vượt quá số giờ làm thêm theo mức quy định của Bộ Luật Lao động thì khoản tiền làm thêm giờ vượt quá số giờ làm thêm theo quy định doanh nghiệp thực trả cho người lao động nếu có đầy đủ chứng từ theo quy định tại các văn bản về thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.”

———————————————————————————————-

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế, tính lương, trích khấu hao….lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm … thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán IQ
__________________________________________________ 

 

Xem thêm

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN IQ ĐỊA CHỈ CÁC CƠ SỞ HỌC
Hotline: 0977888060 / 0784434999 1. Cơ sở Phú Thọ: Số 3305 ĐL.Hùng Vương, Vân Phú, Việt Trì, Phú Thọ
Email: daotaoketoaniq@gmail.com 2. Cơ sở Hà Nội: 1705- CT2B Hanoi Homeland, 23 Thượng Thanh Long Biên Hà Nội
3. Cơ sở TP.Hồ Chí Minh: Số 345/51/8 Bình Thành, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh

Bản quyền thuộc về: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN IQ DMCA.com TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN IQ