Quy định về chi phí lãi vay hợp lý được trừ tính thuế TNDN
Quy định về chi phí lãi vay: Chi phí lãi vay có bị khống chế? Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý? Chi phí lãi vay không được trừ hạch toán thế nào? Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính: Quy định Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN:
– Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
– Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
– Nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
– Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
– Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này, cụ thể như sau:
“2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.”
Như vậy: Chi phí lãi vay được trừ sẽ xác định như sau:
1. Nếu đã góp đủ vốn điều lệ -> Thì toàn bộ chi phí lãi vay sẽ được trừ khi tính thuế TNDN.
Công văn số 73005/CT-TTHT ngày 28/11/2016 của Cục Thuế TP. Hà Nội
“Căn cứ các quy định trên, trường hợp qua quá trình kiểm tra hồ sơ thực tế tại Công ty CP Nhựa, Bao bì Ngân Hạnh, Chi cục Thuế Quận Bắc Từ Liêm xác định Công ty đã góp đủ vốn điều lệ, có phát sinh các khoản chi trả lãi vay (các năm 2013, 2014, 2015) thực tế phát sinh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (không phải phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) của Công ty thì khoản chi trả lãi tiền vay này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ.”
Ví dụ 1: CÔNG TY CỔ PHẦN KẾ TOÁN IQ trên giấy phép đăng ký kinh doanh cấp ngày 14/12/2021 là 2 tỷ đồng, và cam kết là góp đủ vốn ngay khi thành lập.
– Đến ngày 18/12/2021 các thành viên góp đủ vốn điều lệ theo đăng ký
– Ngày 20/12/2021 Cty có đi vay và phát sinh chi phí lãi vay là 30.000.000.
=> Cty được hạch toán toàn bộ chi phí lãi vay này vào chi phí hợp lý.
– Vốn điều lệ trên Giấy đăng ký kinh doanh của kế toán iq là: 3.000.000.000, và tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của Cty là 90 ngày. Nhưng khi hết hạn thì các thành viên mới chỉ góp được 2.000.000.000, thiếu 1.000.000.000.
– Công ty đi vay Ngân hàng BIDV: 1.000.000.000 với lãi xuất 1.1%/tháng.– Chi phí lãi vay hàng tháng công ty phải trả là:
1.000.000.000 x 1.1% = 11.000.000/tháng
=> Chi phí lãi vay Không được trừ: = 11.000.000/tháng
(Vì theo quy định trên: Số tiền vay bằng hoặc nhỏ hơn số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.)
+ Nếu phát sinh nhiều khoản vay: => Thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ = tỷ lệ (%) giữa (Vốn điều lệ còn thiếu / Tổng số tiền vay) x Tổng số lãi vay.
+ Nếu chỉ có một khoản vay: => Thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ = số Vốn điều lệ còn thiếu x lãi suất của khoản vay x thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.Công văn 4753/TCT-CS ngày 13/10/2016 của Tổng cục thuế:
“Công văn số 2826/TCT-CS ngày 25/7/2014 của Tổng cục Thuế gửi Cục thuế tỉnh Đồng Nai hướng dẫn trường hợp cụ thể doanh nghiệp có nhiều khoản vay với mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau, tổng số khoản vay vượt quá số vốn điều lệ còn thiếu.” |
Theo Công văn 2826/TCT-CS ngày 25/07/2014 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế tỉnh Đồng Nai:
Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:
– Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2013, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.
– Thực tế ngày 02/01/2013, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký).
– Ngày 01/04/2013, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký).
– Từ 01/04/2013 đến 31/12/2013 các thành viên không góp thêm vốn.
– Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng.
Trong đó:
– Lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng,
– Lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.
Như vậy: Chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ trong 1 tỷ đồng chi phí lãi tiền vay năm 2013 như sau:
– Giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng x 20% = 80 triệu đồng.
=> Công ty A không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền chi trả lãi tiền vay là 320 triệu đồng.Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Đồng Nai được biết và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện./.
Chi phí lãi vay hợp lý khi tính thuế TNDN thì cần điều kiện:
Lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. (Nếu vay của cá nhân… không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế) – Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN. – Cần thêm: + Hợp đồng vay tiền. + Khi vay, cho vay, trả nợ vay thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt… + Nếu vay của cá nhân (Khi trả tiền lãi vay cá nhân thì phải khấu trừ 5% để nộp thuế TNCN. Đây là khoản thu nhập từ đầu tư vốn) (Theo khoản 3 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
+ Nếu vay của DN (không phải là tổ chức tín dụng) khi trả tiền lãi vay thì phải yêu cầu công ty cho vay xuất hóa đơn. |
– Đồng thời, khi trả tiền lãi, Công ty phải khấu trừ thuế TNCN từ đầu tư vốn với tỷ lệ 5% trên số tiền lãi chi trả.
Ví dụ 3:
kế toán iq đi vay tiền của nhân viên trong cty là 200.000.000 (đây là cá nhân không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế và Công ty cũng đã góp đủ vốn điều lệ) với lãi suất trả cho cá nhân là 1.4%/tháng.
– Mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là 0.8%/tháng.
– Chi phí lãi vay phải trả cho cá nhân hàng tháng là: 200.000.000 x 1.4% = 2.800.000/tháng.
– Mức lãi suất tối đa được trừ là: 0.8% x 150% = 1.2% (Vì theo quy định trên: Không quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm vay).
– Chi phí lãi vay được trừ tối đa: 200.000.000 x 1.2% = 2.400.000/tháng.
– Chi phí lãi vay không được trừ: 2.800.000 – 2.400.000 = 400.000/tháng.
đã được ghi nhận vào giá trị, tài sản, giá trị công trình đầu tư không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.– Nội dung vướng mắc của Công ty về việc tiền lãi vay trong quá trình đầu tư xây dựng của dự án được vốn hóa như thế nào không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế TP Hà Nội, đề nghị Công ty liên hệ Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán – Bộ Tài chính để hướng dẫn theo đúng thẩm quyền.
Điều 16. Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này.
– Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;
c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm;
– Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại;
– Các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững);
– Các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);
d) Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy: Tổng chi phí lãi vay được trừ đối với DN có giao dịch liên kết là:
Chú ý: Nếu DN không phải là tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau thì phải sử dụng các hình thức giao dịch sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Như vậy: Khi DN bạn đi vay hoặc cho DN khác vay thì phải chuyển khoản (không dùng tiền mặt nhé)
Thời hạn góp vốn điều lệ:Theo Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020: Quy định về việc thực hiện vốn góp:
– Chủ sở hữu công ty, Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. – Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Chi tiết xem tại đây: Thời hạn góp vốn điều lệ.
|
Kế toán IQ xin chúc các bạn thành công.
Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế GTGT, TNCN, TNDN… Cách lập tờ khai quyết toán thuế cuối năm và Kỹ năng quyết toán thuế…
có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu.
———————————————————————-