CÁCH TÍNH THUẾ TNDN TẠM TÍNH THEO QUÝ MỚI NHẤT
- Các quy định về thuế TNDN tạm tính
Hàng quý, doanh nghiệp phải tự xác định số thuế TNDN tạm nộp quý.
Trước đây: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 55 Luật quản lý Thuế số 38/2019/QH14 và Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính: chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
- Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.
- Nếu doanh nghiệp nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế TNDN quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Hiện nay: căn cứ theo Khoản 3, Điều 1, Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định kể từ ngày 30/10/2022 có sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế quy định lại về số thuế tạm tính phải nộp như sau:
“3. Điểm b khoản 6 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Người nộp thuế có thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý theo tỷ lệ 1% trên số tiền thu được. Trường hợp chưa bàn giao cơ sở hạ tầng, nhà và chưa tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm thì người nộp thuế không tổng hợp vào hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm mà tổng hợp vào hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi bàn giao bất động sản đối với từng phần hoặc toàn bộ dự án”. |
*Như vậy:
- Doanh nghiệp khi tạm nộp thuế TNDN của 04 quý sẽ không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm kể từ ngày 30/10/2022.
- Trường hợp doanh nghiệp có nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý của năm thì sẽ phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp TNDN quý 04 (tức là sau ngày 30/1 năm sau) đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu.
- Cách tính thuế TNDN tạm tính theo quý
Về cơ bản, thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp theo năm đều được tính căn cứ vào công thức như sau:
Thuế TNDN phải nộp | = | (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) | x | Thuế suất thuế TNDN |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế | – | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu | – | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác |
Ví dụ: Tại công ty A áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 có các số liệu như sau:
- Năm 2020: Lỗ 100 triệu
- Năm 2021:
- Tại quý 1 năm 2021:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): 600 triệu
- Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): 10 triệu
- Giá vốn hàng bán (TK 632): 230 triệu
- Chi phí bán hàng (TK 641): 60 triệu
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642): 70 triệu
- Chi phí tài chính (TK 635): 5 triệu
- Thu nhập khác (TK 711): 10 triệu
- Chi phí khác (TK 811): 8 triệu
- Tại quý 1 năm 2021:
Yêu cầu: xác định số thuế TNDN tạm tính theo quý
- Thu nhập chịu thuế của công ty A
Thu nhập chịu thuế | = | 600 | – | (230 + 60 + 70) | + | (10-5)+(10-8) |
= | 233 (triệu đồng) |
- Thu nhập tính thuế của công ty A
Thu nhập tính thuế | = | 233 | – | 0 | – | 100 |
= | 133 (triệu đồng) |
- Thuế TNDN tạm tính:
Thuế TNDN phải nộp | = | 133 | x | 20% |
= | 26.6 (triệu đồng) |
Như vậy, Doanh nghiệp sẽ tạm nộp quý 1 là 26,6trđ.
-
- Tại quý 2 năm 2021:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): 400 triệu
- Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): 10 triệu
- Giá vốn hàng bán (TK 632): 130 triệu
- Chi phí bán hàng (TK 641): 50 triệu
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642): 50 triệu
- Chi phí tài chính (TK 635): 8 triệu
- Thu nhập khác (TK 711): 10 triệu
- Chi phí khác (TK 811): 10 triệu
- Tại quý 2 năm 2021:
Yêu cầu: xác định số thuế TNDN tạm tính theo quý
- Thu nhập chịu thuế của công ty A
Thu nhập chịu thuế | = | 400 | – | (130 + 50 + 50) | + | (10-8)+(10-10) |
= | 172 (triệu đồng) |
- Thu nhập tính thuế của công ty A (bù trừ chuyển lỗ từ năm trước)
Thu nhập tính thuế | = | 172 | – | 0 | – | 0 |
= | 172 (triệu đồng) |
- Thuế TNDN tạm tính:
Thuế TNDN phải nộp | = | 172 | x | 20% |
= | 34,4(triệu đồng) |
Như vậy, Doanh nghiệp sẽ tạm nộp quý 2 là 34,4trđ.
-
- Tại quý 3 năm 2021:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): 650 triệu
- Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): 10 triệu
- Giá vốn hàng bán (TK 632): 350 triệu
- Chi phí bán hàng (TK 641): 80 triệu
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642): 60 triệu
- Chi phí tài chính (TK 635): 10 triệu
- Thu nhập khác (TK 711): 10 triệu
- Chi phí khác (TK 811): 0 triệu
- Tại quý 3 năm 2021:
Yêu cầu: xác định số thuế TNDN tạm tính theo quý
- Thu nhập chịu thuế của công ty A
Thu nhập chịu thuế | = | 650 | – | (350 + 80 + 60) | + | (10-10)+(10-0) |
= | 170 (triệu đồng) |
- Thu nhập tính thuế của công ty A (bù trừ chuyển lỗ từ năm trước)
Thu nhập tính thuế | = | 170 | – | 0 | – | 0 |
= | 170 (triệu đồng) |
- Thuế TNDN tạm tính:
Thuế TNDN phải nộp | = | 172 | x | 20% |
= | 34(triệu đồng) |
Như vậy, Doanh nghiệp sẽ tạm nộp quý 3 là 34trđ.
-
- Tại quý 4 năm 2021:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): 950 triệu
- Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): 10 triệu
- Giá vốn hàng bán (TK 632): 550 triệu
- Chi phí bán hàng (TK 641): 100 triệu
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642): 60 triệu
- Chi phí tài chính (TK 635): 10 triệu
- Thu nhập khác (TK 711): 10 triệu
- Chi phí khác (TK 811): 0 triệu
- Tại quý 4 năm 2021:
Yêu cầu: xác định số thuế TNDN tạm tính theo quý
- Thu nhập chịu thuế của công ty A
Thu nhập chịu thuế | = | 950 | – | (550 + 100 + 60) | + | (10-10)+(10-0) |
= | 250 (triệu đồng) |
- Thu nhập tính thuế của công ty A (bù trừ chuyển lỗ từ năm trước)
Thu nhập tính thuế | = | 250 | – | 0 | – | 0 |
= | 250 (triệu đồng) |
- Thuế TNDN tạm tính:
Thuế TNDN phải nộp | = | 250 | x | 20% |
= | 50(triệu đồng) |
Như vậy, Doanh nghiệp sẽ tạm nộp quý 4 là 50trđ.
*Tuy nhiên tại quý 4, trường hợp nếu doanh nghiệp tổng hợp 4 quý 2021 để quyết toán thuế TNDN mà số thuế TNDN không thay đổi nhiều so với số đã tạm tính, ví dụ là:
Tổng hợp số liệu cả năm như sau”
Năm 2020: trên tờ khai QT thuế TNDN là lỗ 100 triệu
Năm 2021 có số liệu tổng hợp cả năm là:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): 600+400+650+950 = 2.600 trđ
Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): 10 +10+10+10 =40trđ
Giá vốn hàng bán (TK 632): 230 +130+350+550 = 1.260trđ
Chi phí bán hàng (TK 641): 60 +50+80+100 = 290trđ
Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642): 70+50+60+60 = 240trđ
Chi phí tài chính (TK 635): 5+8+10+10 =33trđ
Thu nhập khác (TK 711): 10 +10+10+10 =40trđ
Chi phí khác (TK 811): 8 +10+0+0 =18trđ
- Thu nhập chịu thuế của công ty A
Thu nhập chịu thuế | = | 2.600 | – | (1260+290+240) | + | (40-33)+(40-18) |
= | 839 (triệu đồng) |
- Thu nhập tính thuế của công ty A (bù trừ chuyển lỗ từ năm trước)
Thu nhập tính thuế | = | 839 | – | 0 | – | 100 |
= | 739 (triệu đồng) |
- Thuế TNDN tạm tính:
Thuế TNDN phải nộp | = | 739 | x | 20% |
= | 147,8(triệu đồng) |
Mà số tiền đã tạm nộp 3 quý là: 26,6+34,4+34= 95trđ
Số tiền tạm nộp trong năm ít nhất là 80% số theo quyết toán thuế TNDN tương ứng là:
147,8*80% = 118.24trđ
Như vậy, Doanh nghiệp sẽ còn phải tạm nộp quý 4 ít nhất là = 118.24 -95= 23.24trđ
- Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
Hàng quý, kế toán doanh nghiệp sau khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quy định sẽ phản ánh số thuế bằng các bút toán như sau:
- Ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 – Thuế TNDN.
- Khi thực nộp, ghi nhận thực nộp:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN.
Có TK: 111, 112,…
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế doanh nghiệp phải nộp theo Tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
Trường hợp 1: Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành.
Có TK 3334 – Thuế TNDN.
- Khi đi nộp thêm tiền thuế TNDN còn thiếu vào ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN.
Có TK 111,112,…
Trường hợp 2: Số thuế TNDN phải nộp thực tế nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN.
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Cuối kỳ kế toán, kế toán doanh nghiệp kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành:
Trường hợp TK 8211 có số dư bên Nợ lớn hơn số dư bên Có:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Trường hợp TK 8211 có số dư bên Nợ nhỏ hơn số dư bên Có:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Nhiệm vụ của kế toán thuế tại các doanh nghiệp là hoàn thiện nghiệp vụ về thuế và đảm bảo doanh nghiệp nộp đầy đủ và đúng thời hạn số thuế phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Để làm được điều này, kế toán viên cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận đồng thời có sự am hiểu sâu sắc về các nghiệp vụ thuế.
Hiểu rõ được điều này, phần mềm kế toán online MISA AMIS đã cập nhật phân hệ thuế, tích hợp thêm những tính năng mới, cần thiết trong thời kỳ công việc kế toán đang dần đi theo xu hướng chuyển đổi số để đảm bảo nghiệp vụ về thuế đủ và đúng, công tác kế toán thuế đạt hiệu quả cao:
- Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
- Tự động tổng hợp số liệu
- Hỗ trợ kế toán viên nộp tờ khai, nộp thuế điện tử cho cơ quan thuế
- Các tiện ích khác: kiểm tra tình trạng hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng, tự động khấu trừ thuế, hạch toán điều chỉnh thuế GTGT khi lập tờ khai